Hiện nay cơ cấu tổ chức của công ty TNHH 1 thành viên tồn tại khá phổ biến ở Việt Nam. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ có cơ cấu là chủ tịch công ty, hội đồng thành viên, kiểm soát viên, giám đốc và tổng giám đốc. Loại hình doanh nghiệp này mang ý nghĩa giúp cho chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về phần tài sản và số nợ của doanh nghiệp.

Bạn có biết gì về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH 1 thành viên hay chưa? Quy định của nhà nước ta về hình thức doanh nghiệp này là như thế nào? Tất cả sẽ được Kế toán Đại Tín chia sẻ qua bài viết dưới đây.

Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH 1 thành viên đơn giản với mô hình 2 tầng với giám đốc và nhân viên
Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH 1 thành viên đơn giản với mô hình 2 tầng với giám đốc và nhân viên

Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ

Chủ tịch công ty

Chủ tịch của công ty là người được chủ sở hữu hoặc là người do chủ sở hữu tin tưởng và bổ nhiệm. Đây sẽ là người Nhân danh, đại diện cho công ty chịu trách nhiệm thực hiện các quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm trước pháp luật.

Ngoài ra, chủ tịch là người có quyền bổ nhiệm, truất quyền Giám đốc và Tổng giám đốc. Có thể nói vai trò của người Chủ tịch công ty là rất quan trọng và ảnh hưởng đến tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Hội đồng thành viên

Hội đồng thành viên là thành phần do chủ sở hữu công ty đó bổ nhiệm. Số lượng tham gia là từ 3 đến 7 thành viên. Thời gian cho mỗi nhiệm kỳ là không quá 5 năm. Cũng giống như chủ tịch công ty họ sẽ được hưởng các quyền và nghĩa vụ tương tự. Tuy nhiên sẽ có nhiều người tham gia và đưa ra các quyết định.

Tại điều lệ của các công ty sẽ có quy định về việc bầu và bổ nhiệm chức danh của hội đồng thành viên. Theo đó mọi công tác sẽ được thực hiện đúng theo quy trình trong văn bản đã đề ra. Thông thường ở các doanh nghiệp sẽ được tiến hành theo Điều 57 và Điều 58 được Luật doanh nghiệp của nhà nước quy định. 

Giám đốc và tổng giám đốc

Vị trí giám đốc hoặc tổng giám đốc là người đứng ra chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về quyền và nghĩa vụ của mình. Họ sẽ có quyền để đưa ra các quyết định về những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp.

Giám đốc công ty là cá nhân điều hành công ty với mô hình công ty TNHH 1 thành viên
Giám đốc công ty là cá nhân điều hành công ty với mô hình công ty TNHH 1 thành viên

Bên canh đó vị trí này còn ban hành nên các quy chế tài chính, nhân sự, kế hoạch kinh doanh, cơ cấu tổ chức,… của cả công ty.

Kiểm soát viên

Với các kiểm soát viên thời gian được tại chức là không quá 5 năm cho một nhiệm kỳ. Chủ sở hữu công ty là người sẽ bổ nhiệm nên chức danh này. Trong đó người kiểm soát viên sẽ phải chịu trách nhiệm về một số nghĩa vụ của mình trước chủ sở hữu và pháp luật như sau:

  • Thực hiện việc xác thực các thông tin, tính cẩn thận và kiểm tra các vấn đề của cấp lãnh đạo trong công ty.
  • Tiến hành giám sát, thẩm định chính xác về các báo cáo tài chính, tình hình kinh doanh và kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian nhất định.
  • Đề xuất với người chủ sở hữu của doanh nghiệp một số giải pháp cấp thiết cho sự thay đổi hay bổ sung.

Chắc chắn thông qua đây bạn sẽ hiểu hơn được về mô hình cơ cấu tổ chức công ty TNHH 1 thành viên. Thông tin về loại hình doanh nghiệp này được quy định tại Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020. Trên thực tế chủ sở hữu của công ty có thể là chủ tịch hoặc giám đốc của công ty đó.

Mô hình tổ chức công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân làm chủ

Theo Luật Doanh nghiệp hiện nay quy định, có 2 loại mô hình cơ cấu tổ chức công ty TNHH 1 thành viên là:

  • Bộ máy công ty TNHH một thành viên xây dựng bao gồm: Chủ tịch doanh nghiệp, Tổng giám đốc, Giám đốc và Kiểm soát viên.
  • Theo đó cơ cấu tổ chức của công ty sẽ bao gồm: HĐTV, Tổng giám đốc, Giám đốc và Kiểm soát viên.

Các chức danh trong công ty được định nghĩa như sau:

  • Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty bao gồm: Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc và giám đốc.
  • Chủ tịch công ty được quyền kiêm nhiệm thêm các chức danh hoặc bổ nhiệm Tổng giám đốc, Giám đốc. 
  • Trong hợp đồng lao động sẽ có quy định về quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc, giám đốc.

Các nhân viên công ty cũng phải tuân thủ theo quyền lợi, nghĩa vụ được quy định trong Luật doanh nghiệp. Do đó họ phải tuyệt đối tuân thủ theo pháp luật, điều lệ, quyết định của người chủ sở hữu. Không được lợi dụng chức vụ quyền hạn để thực hiện các hành vi sai trái và trục lợi cá nhân.

Ưu nhược điểm của Công ty TNHH 1 thành viên

Đối với bất cứ một mô hình doanh nghiệp nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Trong đó Công ty TNHH một thành viên cũng không phải là ngoại lệ. Dưới đây là một số điểm cụ thể:

Ưu điểm

  • Người chủ đầu từ chỉ phải chịu trách nhiệm và nghĩa vụ một cách có hạn về những khoản nợ và tài sản của doanh nghiệp.
  • Là mô hình công ty nhỏ với cấu trúc nhân sự đa phần là những người được chủ sở hữu bổ nhiệm.
  • Việc quản lý và điều hành công ty tương đối đơn giản

Nhược điểm

  • Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn do không được điều chỉnh vốn điều lệ trong suốt quá trình hoạt động.
  • Tuyệt đối không được phát hành hay huy động vốn qua hình thức cổ phiếu.

Kết luận

Nếu như bạn đang có nhu cầu để thành lập một công ty, doanh nghiệp hay các dịch vụ về kế toán thì có thể liên hệ với Đại Tín. Tại đây chúng tôi cung cấp và hỗ trợ cho các vấn đề cho doanh nghiệp. Vì thế bạn có thể tham khảo và lựa chọn.

Thắc mắc về quy định để cơ cấu tổ chức của công ty TNHH 1 thành viên đã được chúng tôi chia sẻ ở phần trên của bài viết. Hy vọng bạn đọc đã phần nào đó hiểu và trang bị thêm cho mình những kiến thức bổ ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *